Tranh luận

Trang chủ » » Chuyển đổi số: Thách thức và hành động

Chuyển đổi số: Thách thức và hành động

08/07/2019

Chuyên mục: Tranh luận In trang

Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới.

Năm 2019 này, quá trình chuyển đổi số cùng với đổi mới chiến lược kinh doanh và tăng cường trải nghiệm khách hàng sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn trước.

Thách thức còn ở phía trước

Chuyển đổi số không phải là câu chuyện của riêng doanh nghiệp nào và cũng không phải là việc cân nhắc có chuyển đổi hay không. Hơn nữa, chuyển đổi số không chỉ còn là lựa chọn cho các tổ chức nữa mà là điều cần thiết buộc các công ty phải chuyển sang các cách thức kinh doanh mới trong kỷ nguyên số 4.0. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là chuyển đổi số đề cập đến những thay đổi trong đổi mới sản phẩm, tập trung vào trải nghiệm phân phối, vận chuyển đến người tiêu dùng và tái cấu trúc nội bộ các hoạt động kinh doanh và văn hóa công ty.

Có ba yếu tố có thể sẽ tạo thành rào cản, đó là: công nghệ, chiến lược và văn hoá. Trước đây, kinh doanh yêu cầu thu thập các số liệu về người dùng và sử dụng công nghệ nhằm hỗ trợ các công việc kinh doanh, công nghệ chỉ đóng vai trò hỗ trợ thuần túy. Nhưng trong kỷ nguyên số hóa ngày nay, công nghệ tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, những chiến lược mới. Nó không chỉ hỗ trợ kinh doanh, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, chiến lược còn đóng góp một vai trò rất quan trọng. Chiến lược tư duy truyền thống không còn phù hợp đối với mỗi doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi suy nghĩ của mình để có một chiến lược kinh doanh công nghệ số hiệu quả, tạo ra những trải nghiệm ban đầu và lồng ghép những trải nghiệm đó vào trong quy trình chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Mặt khác, văn hóa là một yếu tố đóng góp lớn vào sự thành công trong công cuộc chuyển đổi số, văn hóa mới trong tổ chức phải được thiết lập, đảm bảo rằng các nhân viên tin vào tiềm năng chuyển đổi số.

Theo một nghiên cứu gần đây nhất của Report cho thấy, trở ngại văn hóa lớn nhất khi chuyển đổi kỹ thuật số trong các tổ chức, doanh nghiệp đó là: rủi ro an ninh mạng, thiếu lao động có kỹ năng, thiếu chính sách-quy định pháp luật hỗ trợ…

Nguồn: Khảo sát của Vietnam Report tháng 4-5/2019

Chính vì vậy, một lực lượng lao động cần đào tạo thích hợp và luôn có các cơ hội học tập liên tục để trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để tối đa hóa tác động của chuyển đổi số, tăng cường công tác an ninh mạng, trau dồi kỹ năng về công nghệ…Các nhà lãnh đạo tổ chức phải truyền đạt liên tục, rõ ràng những kỳ vọng về trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên để giảm thiểu sự gián đoạn.

Tiến sĩ David Bray, Giám đốc điều hành People- Centered Internet (PCI), nguyên CIO của Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ, đã khẳng định, “Khi chúng ta nói về thay đổi công nghệ - cho dù đó là Internet của mọi thứ, dữ liệu lớn hay máy học – thì vấn đề thực sự vẫn là con người và văn hóa tổ chức sẽ tạo ra những kết quả khác nhau và tốt hơn bằng cách sử dụng các công nghệ này. Chúng ta cần bắt đầu tập trung vào con người vì bất kỳ thay đổi công nghệ nào cũng sẽ kích hoạt và yêu cầu chuyển đổi nhóm, tổ chức và văn hóa xã hội.”

Không phải công nghệ, lãnh đạo mới là “nhà dẫn dắt”

Chuyển đổi số không chỉ là cuộc chơi về công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi tư duy sáng tạo của lãnh đạo và mọi người trong doanh nghiệp, tổ chức.

Với chuyển đổi số, mọi vị trí trong doanh nghiệp, tổ chức đều có thể sáng tạo và một cải tiến nhỏ thể mang lại giá trị lớn. Trong đó, lãnh đạo tiếp quản công việc quản lý cho quá trình chuyển đổi, có nghĩa là truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh và lộ trình, tập hợp đội ngũ các tác nhân thay đổi, bảo vệ sáng kiến và đảm bảo tiến trình. Tiến sĩ Bray nhấn mạnh rằng “các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ lắng nghe, học hỏi và giúp đỡ chia sẻ các mục tiêu và các câu chuyện để mang các nhóm người khác nhau lại với nhau.”

Lãnh đạo có nhận thức đúng và đưa ra được chiến lược chuyển đổi số rõ ràng sẽ thành công, chứ không phải công nghệ dẫn dắt công cuộc chuyển đổi này. Theo ông, các nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ thực hiện được những điều sau:

• Tự chủ để đưa ý tưởng của họ thành hiện thực

• Cập nhật tiến độ có thể đo lường được

• Một nguyên nhân xứng đáng làm tăng giá trị cho doanh nghiệp hoặc sứ mệnh của tổ chức

Ba bước này rất quan trọng để đảm bảo rằng nhà lãnh đạo không đơn độc phấn đấu để khuyến khích tổ chức bắt kịp với chuyển đổi kỹ thuật số. Những nhóm có thay đổi tích cực trên toàn tổ chức đại diện cho một bước quan trọng để hoạt động ở quy mô lớn hơn.

Với sự hội tụ của những nhà tiên phong về công nghệ và chuyển đổi số như TS. David Bray – Giám đốc điều hành PCI, Hội nghị Vietnam CEO Summit 2019 – chủ đề “Chiến lược dẫn đầu trong chuyển đổi số và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam” do Vietnam Report phối hợp cùng Báo VietNamNet tổ chức ngày 08/08/2019 tại Khách sạn InterContinental Hanoi Landmark 72 nhằm chia sẻ về hiện trạng và cơ hội, gợi ý giải pháp chiến lược cho DN trong công cuộc chuyển đổi số.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui long truy cập: http://vnr500.com.vn/Su-kien/VIETNAM-CEO-SUMMIT-2019/Events/98.html hoặc liên hệ hotline: 0904 766 410 ( Tuyết)

Vietnam Report

  




;

Văn bản gốc


;