Xu hướng

Trang chủ » » 5 cách giúp duy trì "sức khỏe" tài chính kinh doanh

5 cách giúp duy trì "sức khỏe" tài chính kinh doanh

22/03/2019

Chuyên mục: Xu hướng In trang

Một báo cáo từ Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ trích dẫn hai lý do chính dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp - thiếu kế hoạch đúng đắn và khả năng lãnh đạo còn yếu. Theo một cách nào đó, cả hai yếu tố này đều gắn liền với các quyết định của chủ doanh nghiệp.

Những quyết định sai lầm, như nợ quá nhiều hoặc đầu tư không khả thi, có thể đổi dời vận may của một doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số cách mà chủ doanh nghiệp có thể kiểm soát tình hình sức khỏe tài chính của công ty thông qua kế hoạch thông minh và khả năng lãnh đạo sáng suốt.

  1. Vốn chủ sở hữu hay nợ.

Một trong những vấn đề nan giải bấy lâu nay mà các chủ doanh nghiệp phải đối mặt khi gây dựng quỹ cho doanh nghiệp là sự lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ. Tăng vốn bằng cách tự bỏ vốn chủ sở hữu có vẻ hấp dẫn đối với một doanh nhân khởi nghiệp không thích rủi ro. Tuy nhiên, việc tự bỏ quá nhiều vốn chủ sở hữu sẽ làm loãng cổ phần của chính bạn trong công ty và có thể là một lựa chọn không hợp lý trong dài hạn. Mặt khác, một khoản nợ có khả năng chi trả vẫn cho phép bạn giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp của mình. Nói cách khác, mặc dù việc tăng nợ có thể tạo ra những chi phí trong ngắn hạn, nhưng nó giúp củng cố giá trị cổ phần của bạn trong dài hạn và do đó có thể thu về cổ tức lớn hơn.

  1. Khi nào nên chọn nợ thay vì vốn chủ sở hữu.

Một số công ty khởi nghiệp online ngày nay không có chính sách thu hút đầu tư rõ ràng trong giai đoạn ra mắt. Các công ty như Twitter đã trải qua nhiều vòng gây quỹ trước khi họ bắt đầu đi vào hoạt động. Đối với những trường hợp như vậy việc lựa chọn vốn chủ sở hữu là một ý kiến không tồi vì các doanh nghiệp này không có nguồn doanh thu rõ ràng để bắt đầu việc trả nợ. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn mới thành lập hoặc một doanh nghiệp nhỏ với nguồn doanh thu rõ ràng và dòng tiền ổn định, không có lý do gì bạn lại chọn vốn chủ sở hữu thay vì nợ.

  1. Khoản nợ bao nhiêu là quá nhiều?

Có một giới hạn về khoản nợ mà một doanh nghiệp có khả năng chi trả. Điều đáng lưu ý là thu nhập của một doanh nghiệp không phải lúc nào cũng ổn định. Các yếu tố cạnh tranh trên thị trường có thể vượt ngoài tầm kiểm soát dẫn đến tăng hoặc làm giảm nhu cầu cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Do đó, chỉ nên chấp nhận một khoản nợ mà doanh nghiệp của bạn có thể chi trả ngay cả khi bạn không thể tạo ra doanh thu trong vòng một hoặc hai tháng. Một chủ doanh nghiệp giỏi biết duy trì sự cân bằng hợp lý giữa tiền huy động được thông qua nợ và tiền mặt từ việc bán vốn chủ sở hữu.

  1. Duy trì nguồn vốn lưu động ở mức thấp.

Vốn lưu động là tiền mặt cần thiết để duy trì một cách cơ bản các hoạt động kinh doanh. Nó thực chất là giá trị tài sản hiện tại của bạn trừ đi các khoản nợ hiện tại của bạn. Mỗi một sản phẩm được tạo ra đòi hỏi một số tiền vốn nhất định và nếu không bán được thì mỗi một sản phẩm đó chính là một khoản nợ đang chờ thanh lý. Các doanh nghiệp cho phép các khách hàng đòi hỏi mức vốn lưu động lớn thời gian trả nợ dài hơn. Mặt khác, nếu bạn yêu cầu khách hàng trả trước cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, thì tài sản lưu động trong hệ thống của bạn sẽ cao hơn số nợ phải trả. Do đó bạn sẽ cần số vốn lưu động thấp. Việc tinh chỉnh các quy trình kinh doanh, bao gồm cả thời gian trả nợ, sẽ giúp giảm số vốn lưu động cần thiết trong việc điều hành doanh nghiệp của bạn.

  1. Tập trung vào hóa đơn định kỳ.

Các ứng dụng phần mềm hóa đơn hiện đại cho phép khách hàng thiết lập hóa đơn tự động. Có hai ưu điểm lớn từ việc sử dụng hóa đơn định kỳ cho khách hàng của bạn. Đầu tiên, nó làm giảm các khoản phải thu của doanh nghiệp. Mặc dù thông thường việc đánh dấu các khoản phải thu là tài sản trong sổ sách kế toán, nhưng đó cũng chính là trách nhiệm đối với các doanh nghiệp nhỏ không có nguồn thu và phương thức để thanh toán đúng hạn cho các dịch vụ đã được kết xuất. Thứ hai, thanh toán tự động thiết lập mức độ nhất quán trong báo cáo thu nhập của doanh nghiệp. Điều này giúp kế hoạch kinh doanh của bạn với kế hoạch nhu cầu và quản lý hậu cần tốt hơn.

Các mẹo được cung cấp ở trên có thể giúp tổ chức của bạn giảm nợ mà không ảnh hưởng quá nhiều đến quyền sở hữu doanh nghiệp. Ngoài ra, bằng cách điều chỉnh các thông lệ tín dụng của doanh nghiệp, bạn có thể thiết lập một quy trình kinh doanh lành mạnh, phù hợp hơn để đối mặt với những thay đổi trên thị trường và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Thu Thuỷ

Lược dịch theo Entrepreneur

  




;

Văn bản gốc


;